Với mong muốn giúp đỡ người bệnh và đồng bào mình có thể tiếp cận được những thuốc điều trị những bệnh nặng và có giá cả hợp lý, giảm chi phí rất nhiều khi điều trị, để điều trị bệnh không còn là gánh nặng cho nhiều người. Chúng tôi xin đưa ra những phân tích để quý bệnh nhân có sự lựa chọn đúng đắn khi mua thuốc để điều trị.
1. Tại sao các thuốc điều trị những bệnh nặng như Viêm gan C (Hepcinat LP, Myhep LVIR), Ung thư (Nexavar), viêm gan B… giá lại cao như vậy
Khi một hãng dược nào đấy, phát minh ra một loại thuốc mới được thử nghiệm lâm sàng chứng minh là điều trị được bệnh, và an toàn trên người. Nó được lưu hành trên thị trường và được cấp 30 năm độc quyền sản xuất theo luật sở hữu trí tuệ. Trong 30 năm này sẽ không được công ty dược của bất kỳ nước nào sản xuất các thuốc tương tự như thuốc trên. Mục đích của việc này giúp các công ty dược bù lại chi phí cho việc nghiên cứu và phát triển các thuốc mới. Và hết 30 năm các công ty dược khác được sản xuất các thuốc tương tự gọi là thuốc Generic.
Do trong 30 năm được độc quyền sản xuất và phân phối nên các hãng dược thường đặt giá bán của các loại thuốc rất cao. Vì vậy bệnh nhân muốn được điều trị bệnh cần phải bỏ ra những chi phí rất cao. Ví dụ điển hình là những dòng thuốc điều trị viêm gan C nếu mua trong nước, 1 liệu trình điều trị của bệnh nhân thường từ 50-60 triệu đồng. Trong khi nếu dùng thuốc sản xuất tại Ấn Độ theo sự ủy quyền của công ty phát minh liệu trình điều trị chỉ khoảng 20 triệu đồng và hiệu quả như nhau.
2. Tại sao thuốc xách tay từ Ấn Độ giá lại rẻ hơn thuốc trong nước rất nhiều.
Ấn Độ là nước duy nhất không chấp nhận quyền sáng chế của một số hãng dược lớn trên thế giới. Ví dụ như những thuốc điều trị viêm gan C với những lý do sau:
-Ngành công nghiệp dược của Ấn Độ đang tận dụng cơ hội từ những cuộc tranh chấp bằng sáng chế của các hãng dược phương Tây để sản xuất ra những sản phẩm tương tự nhưng có giá rẻ hơn. Vì vậy 1,2 tỷ dân Ấn Độ có cơ hôi tiếp cận với những loại thuốc điều trị tương tự và có giá thành thấp hơn rất nhiều.
– Nếu Ấn Độ không chấp nhận quyền sở hữu trí tuệ của các thuốc của các hãng dược nước ngoài, vậy các hãng dược nước ngoài có quyền kiện Ấn Độ ra tòa án quốc tế. Và những vụ kiện này đã xảy ra nhưng còn một yếu tố nữa tác động đến tranh chấp
– Các công ty dược đa quốc gia đang theo đuổi mục tiêu mở rộng thị phần ở tiểu lục địa, nơi có 1,2 tỷ dân có đời sống và thu nhập ngày càng cao hơn.
Vậy giải pháp cho chuyện này là: Các công ty dược Ấn Độ được sản xuất các thuốc tương tự như các thuốc của các công ty dược đa quốc gia với sự ủy quyền của công ty phát minh, sản xuất theo công nghệ, quy trình của các công ty phát minh, và các công ty phát minh sẽ được hưởng lợi nhuận theo số lượng bán của các thuốc đấy tại Ấn Độ. Và đặc biệt thuốc đấy chỉ được bán tại Ấn Độ để đảm bảo các thuốc phát minh không bị cạnh tranh về giá tại các nước khác.
Như vậy thuốc được sản xuất tại Ấn Độ được ủy quyền bởi công ty phát minh có cùng hoạt chất, cùng công nghệ và quy trình sản xuất như thuốc Viêm gan C (Hepcinat LP, Myhep LVIR), Ung thư (Nexavar), viêm gan B… nhưng lại có giá bán thấp hơn rất nhiều so với thuốc của công ty phát minh. Và theo luật sở hữu trí tuệ thuốc này không được lưu hành công khai tại Việt Nam.
3. Vậy bệnh nhân muốn mua thuốc này như thế nào
Do sự chệnh lệch quá cao giữa thuốc phát minh và thuốc của công ty phát minh sản xuất tại Ấn Độ. Ngoài ra chi phí điều trị nếu dùng thuốc phát minh là quá lớn với nhiều bệnh nhân. Một số đơn vị, cán bộ y tế đã giúp đỡ bệnh nhân tiếp cận với những thuốc được đưa theo đường xách tay về Việt Nam với giá cả thấp hơn nhiều so với thuốc phát minh. Tuy nhiên nếu quý bệnh nhân có đủ điều kiện kinh tế để sử dụng thuốc phát minh thì quý bệnh nhân cũng nên ủng hộ sở hữu trí tuệ bằng việc mua thuốc phát minh.